Chủ Nhật, 11 tháng 1, 2015

Khu Nghỉ Dưỡng Amangiri ở Utah

Amangiri nằm trong cảnh quan ấn tượng của Canyon Point, Utah, nơi các bang Utah, Colorado, New Mexico và Arizona giao nhau.


Khu nghỉ mát tuyệt đẹp này nằm trong hẻm núi sâu và cao nguyên cao chót vót với diện tích lên đến 600 mẫu đất, gần Grand Staircase - Di tích quốc gia Escalante.


Amangiri nằm trong cảnh quan ấn tượng của Canyon Point, Utah, nơi các bang Utah, Colorado, New Mexico và Arizona giao nhau. Khu nghỉ mát tuyệt đẹp này nằm trong hẻm núi sâu và cao nguyên cao chót vót với diện tích lên đến 600 mẫu đất, gần Grand Staircase – Di tích quốc gia Escalante. Tại trung tâm của khu nghỉ mát, du khách có thể thưởng thức bao quát thành đá đầy màu sắc. Thiết kế nội thất của các phòng khách sạn sử dụng sàn đá trắng và bức tường bê tông tạo cảm giác tự nhiên và gần gũi.


 Tại trung tâm của khu nghỉ mát, du khách có thể thưởng thức bao quát thành đá đầy màu sắc.


Quang cảnh hoàng tráng ^^


Đẹp và... điền tiếp nào các bạn ^^


Thiết kế nội thất của các phòng sử dụng sàn đá trắng và bức tường bê tông tạo cảm giác tự nhiên và gần gũi.


Phòng ngủ kết hợp với bàn làm việc :)


Bạn có để ý thấy lò sưởi ấm áp kia ko?


Phòng tắm sang trọng:)


Một góc nhà tắm


Bạn có để ý cách căn phòng này đc treo đèn ko?


Bạn nào đã từng tới đây nào?


Phòng ăn hoành xì tráng


Thiên nhiên hùng vĩ...


Hồ bơi siêu rộng


Bạn có muốn tới đây ko nào?



Khu Nghỉ Dưỡng Amangiri ở Utah

Thiên Đường Ở Maldives: Khu Nghỉ Dưỡng Six Senses Laamu

biệt thự nghỉ dưỡng tuyệt đẹp ở maldives


sàn gỗ tắm nắng bên cạnh bờ gỗ tuyệt đẹp


phòng tắm trong suốt bên trong biệt thự maldives


Phòng tắm được lắp kính trong suốt nhìn xuyên thấu đáy biển tạo cảm giác thích thú cho người dùng. Bên cạnh phòng tắm là cửa sổ nhìn ra hiên tắm nắng bằng gỗ tuyệt đẹp.


phòng nghỉ với những chiếc đệm xanh trắng bên bờ biển tuyệt đẹp


bộ sofa trắng và bàn gỗ ở hiên đầy nắng bên bờ nắng


Tận hưởng sự thoải mái mà phòng tắm tuyệt đẹp tại Maldives Six Senses Resort


căn phòng bằng gỗ bên trong biệt thự cạnh bờ biển


giường ngủ màu trắng trong căn phòng gỗ


Giường ngủ màu trắng sang trọng bên trong phòng ngủ bằng gỗ tạo cảm giác ấm áp và gần gũi. Những chiếc gối đệm màu xanh lá làm nổi bật vẻ đẹp của căn phòng.


2 người phụ nữ thư giãn bên sàn gỗ cạnh bờ biển


khu nghỉ dưỡng maldives nước biển màu xanh ngọc lam


khu nghỉ dưỡng cao cấp maldives hình mắt chim



Thiên Đường Ở Maldives: Khu Nghỉ Dưỡng Six Senses Laamu

Xu hướng phát triển du lịch đền chùa ở Hà Nội


Đã có thời kỳ người ta cho rằng kéo theo sự phát triển của nền kinh tế thị trường là sự “biến mất” của tín ngưỡng và tôn giáo. Nhưng, thực tế đang chứng minh điều ngược lại. Khi kinh tế càng phát triển, thì nhu cầu về đời sống tâm linh,nhucầu sinh hoạt tín ngưỡng càng được coitrọng.Không gian sống là không gian tâm linh: Trong nhà có bàn thờ, quanh năm cúng giỗ ông bà cha mẹ …các bậc tiền bối vẫn hiện hữu trong đời sống gia đình, sáng chiều có tiếng chuông báo thức, báo ngủ, quanh năm có tế lễ, việc họ, việc làng, lễ hội…Con người hằng ngày không có cảm giác thiếu sinh hoạt tâm linh.Kinh tế phát triển tỷ lệ thuận với nhu cầu đời sống tâm linh.


Nhờ sự phát triển của kinh tế, ngày nay, văn hóa truyền thống (đặc biệt là văn hóa tâm linh) đang được coi trọng, củng cố. Đây là xu hướng chung ở nhiều nước chứ không riêng ở Việt Nam. Có thể khẳng định điều này khi tham khảo cách duy trì văn hóa truyền thống, trong đó có văn hóa tín ngưỡng của người Nhật Bản. Người Nhật rất hiện đại nhưng cũng rất cẩn thận lưu giữ các di tích và điều này vô cùng quan trọng đối với công tác giáo dục thế hệ trẻ, hướng cộng đồng dân cư xích lại gần nhau hơn.


Hiện nay có ý kiến rằng lối sống của người Việt Nam đang bị phá vỡ, bon chen, nhốn nháo…Vì thế, những nơi tâm linh là nơi đọng lại tâm hồn con người, giúp con người hướng thiện, sống tốt đẹp hơn.


Xã hội hiện đại cần có những hạt nhân tinh thần chi phối đời sống con người, đời sống tâm linh. Bởi vậy tưởng như đời sống tâm linh, cơ sở tôn giáo bị mai một nhưng nay đã không bị dẹp bỏ mà còn phát triển hơn.




Xu hướng phát triển du lịch đền chùa ở Hà Nội

Thứ Sáu, 9 tháng 1, 2015

Nạn chặt chém ở các lễ hội chùa đền


Người ta có thể dễ dàng bắt gặp nạn chèo kéo du khách đổi tiền lẻ cúng bái ở đền Hùng (nơi đặt đền thờ Quốc tổ), chùa Tây phương, chùa Thầy (Hà Nội), rồi chùa Đồng (Yên Tử)… Tiền lẻ được rải vô tội vạ khắp đình chùa miếu mạo ấy, thậm chí được nhét lung tung vào các pho tượng thánh, la hán, bồ tát… Đặc biệt, ở đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh), nạn sắp lễ bằng tiền đã là một công nghệ. Đường dẫn vào đền dày đặc các bảng quảng cáo đổi tiền, bán phẩm vật dâng cúng. Chưa hết, đường lên động Hương Tích cũng bị vây bủa bởi nạn chém chặt khi du khách buộc phải thuê chiếu nghỉ tạm trên đường đi. Rừng trúc ở Yên Tử bị “tàn sát dã man” để lấy măng bán cho khách thập phương. Vậy đó! Nơi linh thiêng đã bị “thương mại hóa” thành nơi bán mua ồn ào, bát nháo, lừa lọc, chửi bới… lẫn nhau.


Những năm gần đây đầu xuân có nhiều lễ hội ở làng, đình, chùa, đền… rất đông. Tuy nhiên, việc tổ chức lễ hội chủ yếu là do hội làng, hội đình, hoặc một nhóm người đứng ra tổ chức, mà ít có sự tham gia của Nhà nước, hay chính quyền địa phương. Do việc tổ chức tự phát như vậy nên một số nơi, lễ hội còn lộn xộn, tốn kém, hoặc thậm chí còn mang màu sắc mê tín, dị đoan (lên đồng, bói tóan, đốt vàng mã…). Bên cạnh đó, nhân dịp những ngày lễ hội, không ít những đối tượng thanh, thiếu niên (nhất là ở các vùng nông thôn) còn sa vào món cờ bạc, đỏ đen, gây mất trật tự, an toàn xã hội…


Cuộc sống đã ngày càng gấp gáp hơn, không ít người đã coi những cuộc chơi xuân là những chuyến đi cầu lộc may mắn cho cả một nǎm làm ǎn sắp tới, do vậy ở những đền, chùa có tiếng như Đền bà Chúa Kho (Bắc Ninh), Chùa Hương (Hà Tây), Phủ Tây Hồ (Hà Nội), Bia Bà… bên cạnh những gương mặt thanh thản hiếm hoi là những bà, những anh, những chị nét mặt đầy toan tính và hy vọng với những mâm lễ đầy tiền, vàng lễ, bia 333, thuốc lá 555, thậm chí có cả những chai rượu ngoại thay thế cho loại rượu trắng quê mùa…


Rõ ràng những vấn đề trên là những vấn đề đáng báo động của việc du lịch đền chùa. Thực trạng này là chung cho cả nước, vậy thực trạng việc du lịch đền chùa ở miền Bắc, cụ thể là Hà Nội mở rộng thì có những vấn đề gì?




Nạn chặt chém ở các lễ hội chùa đền

Thứ Năm, 8 tháng 1, 2015

Sự biến đổi các loại hình du lịch


Ý nghĩa của các động cơ và loại hình du lịch có sự khác nhau và biến đổi theo thời gian. Với từng thời kỳ khác nhau thì loại hình du lịch có sự thay đổi khác nhau. Loại hình du lịch thay đổi theo các thời kỳ sau.


        Trước thế kỷ XVIII, rất ít khách du lịch vì mục đích giải trí, đa số họ đi vì mục đích thương mại, hành hương hoặc các mục đích tín ngưỡng học tập và chữa bệnh.Ở La Mã cổ đại và trung đại, du lịch giải trí hạn chế trong các chuyến tham quan trong ngày với khoảng cách ngắn để tham dự các hoạt động như hội chợ, kễ hội thể thao hoặc giải trí tiêu khiển. vì vậy nhu cầu giải trí và tiêu khiển thường ở mức độ ít và sơ khai.


        Trong thế kỷ XVIII, các chuyến đi du lịch hảo hạng ở Châu Âu trở nên thịnh hành và mốt. Khách tham gia vào vhuyến đi này thuộc tầng lớp thượng lơu va trẻ tuổinhằm mục đích giáo dục và giải trí. Tuy nhiên phần chủ yếu trong du lịch này vẫn là mục đích thương mại.Chủ yếu những chuyến đi này thường được nhà nước hoặc các nàh buôn lớn đài thọnhằm giảm bớt sự rủi ro mạo hiểm trong buôn bán thương mại. Du lịch chữa bệnh hoặc vì các lý do sức khoẻ đến giai đoạn này thì phổ biến trong giới quý tôc, hoàng gia.


        Đến thế kỷ XIX, việc phân phối thu nhập cho nhu cầu du lịch với tư cách “nhu cầu cuối cùng” và việc mua sắm các sản phẩm để phục vụ nhu cầu cá nhân của con người được diễn ra một cách thận trọng. Sự phát triển kinh tế từ sau cuộc cách mạng công nghiệp tạo điều kiện cho du lịch đại chúng phát triển cả về cung và cầu. Sự phát triển của công nghiệp làm cho nhiều đại gia đình bị chia nhỏ tới song ở các khu vục trung tâm làm cho hu cầu thăm quê hương tăng lên. Loại hình du lịch này vẫn phát triển và trở thành bộ phận quan trọng với du lịch quốc tế tại nhiều quốc gia.




Sự biến đổi các loại hình du lịch

Thứ Sáu, 2 tháng 1, 2015

Chức năng, vai trò và tác động của lễ hội


Trong các nền văn hóa ở các không gian và thời gian khác nhau, luôn có một biểu thịchung, mang tính nhân loại: Lễ hội truyền thống. Sinh thành trong các lễ hội cổ truyền, các lễ hội truyền thống trải qua nhiều biến thiên lịch sử và vẫn tồn tại bền vững trong các xã hội hiện đại. Tính bền vững ấy của lễ hội được lí giải bằng nhiều lí lẽ khác nhau, trong đó các lí giảitheoquan điểm chức năng luận dường như có sức thuyết phục hơn cả.


Ở ViệtNam, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đã tập trung vào hướng phân tích này, tuy nhiên vẫn chưa có sự thống nhất cao về số lượng cũng như tính chất của chức năng lễ hội cổ truyền. Về số lượng, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, lễ hội cổ truyền có hai chức năng, có người chia thành ba chức năng. Về tính chất, các ý kiến cũng còn rất khác nhau. Một cách tổng quan, có thể liệt kê những ý kiến khác nhau ấy về chức năng của lễ hội truyền thống thành những chức năng sau:Củng cố những mối liên hệ giữa các nhóm,khẳng định tinh thần cộng đồng; khẳng định trình độ văn hóa của một cộng đồng và giaolưu văn hóa trên quy mô xã hội; phản ánh và bảo lưu truyền thống; tuyên truyền giáo dục; hưởng thụ và giải trí;đáp ứng nhu cầu về đời sống tinh thần; nhận thức xã hội; chứcnăng tâm linh; nhận thức cộng cảm.


Tóm lại, lễ hội là phương thức toàn diện để đối tượng hóa, hiện thực hóa hệ giá trị cộng đồng thông qua sự thực hành những nghi thức trong lễ và những khuôn mẫu ứng xử ngoài lễ như những cuộcănuống vui chơi. Cuộc sống luôn có những biến động thay đổi, lễ hội cũng vậy luôn biến đổi để thích ứng với cuộc sống. Tuy nhiên, lễ hội sẽ không mất đi bởi lễ hội có chức năng đặc thù thỏa mãn được nhu cầu văn hóa tổng hợp của cộng đồng và phù hợp với nhu cầu cố kết của bất cứ cộng đồng nào, trong bất kì hoàn cảnh nào.




Chức năng, vai trò và tác động của lễ hội

Thứ Năm, 1 tháng 1, 2015

Sơ lược về văn hóa ẩm thực vùng Bắc Trung Bộ


Đồ ăn vùng này với tất cả tính chất đặc sắc của nó thể hiện qua hương vị riêng biệt, nhiềumón ăn cay,chua và mặn hơn đồ ăn miền Bắc và miền Nam, màu sắc được phối trộnphong phú, rực rỡ, thiên về màu đỏ và nâu sậm. Đặc biệt, ẩm thực Huế do ảnh hưởng từphong cách ẩm thực hoàng gia, cho nên rất cầu kỳ trong chế biến và trình bày. Một mặtkhác, do địa phương không có nhiều sản vật mà ẩm thực hoàng gia lại đòi hỏi số lượnglớn món, nên mỗi loại nguyên liệu đều được chế biến rất đa dạng với trong nhiều mónkhác nhau.


Ẩm thực Xứ Nghệ đậm đà, mộc mạc, như tính cách người Xứ Nghệ. Người XứNghệ tuy mang vẻ ngoài thô kệch, quê mùa, nhưng tâm hồn lãng mạn, nên hương vị ẩmthực Xứ Nghệ cũng thi vị như tâm hồn người Xứ Nghệ. Cái riêng của văn hóa ẩm thực


Xứ Nghệ nổi bật ở phong cách gia vị rất khác lạ. Bạn có thể bắt gặp người dân kho thịt gàvới một nắm hành tăm, vài cái lá chanh; Bạn cũng có thể nhìn thấy nhân dân sử dụng chỉvới mộtnắm xơ mít và lưng chén tương lúc họ kho cá… với sựthông minh và khéo léo,người phụ nữ Xứ Nghệ đã biến những thứ tưởng như không thể ăn được thành món ăn lạmiệng, không nơi nào có như nham củ chuối, nhút mùng, nhút mít…


Nhắc đến xứ Thanh, đến hương vị quê Thanh không thể không kể đến đặc sảnnem chua còn gọi là nem quả. Từng quả nem đã đại diện cho tình cảm gắn bó của ngườixứ Thanh lưu luyến tiễn chân thực khách.


Nem chua Hạc Thành. Chè lam Phủ Quảng. Bánh gai Tứ Trụ. Cua biển, ghẹ, sò huyết,tôm, mực, cá thu, cá trà Sầm Sơn, Hải Thanh, Tĩnh Gia.Đối với xứ Huế, ăn uống cũng là một loại hình văn hoá” và chia ẩm thực Huếlàmhai hệ, ẩm thực cung đình và ẩm thực dân gian. Thật ra, ẩm thực cung đình cũng là ẩmthực dân gian được nâng cao lên, và đến lượt ẩm thực cung đình ảnh hưởng trở lại làmthay đổi chất lượng của ẩm thực dân gian bởi đầu bếp cung đình cũng là những ngườikhéo tuyển mộ từ dân gian. Ẩm thực Huế có một chiều sâu mang đậm nét bản sắc củamột vùng đất từng là kẻ chợ, thanh lịch, nhẹ nhàng và tùng tiệm. Người Huế ăn uống gắnliền với ba tiêu chí là: rẻ, ngon và nhất là phải đẹp, người Huế đã chia ăn uống thành babậc: khẩu thực, nhãn thực và tâm thực. “Khẩu thực” là cách ăn bằng miệng, để tồn tại,“nhãn thực” là thưởng thức bằng mắt và “tâm thực”, nghĩa là ăn bằng cả tấm lòng mình.


Tiểu vùng xứ Thanh, tiểu vùng xứ Nghệ, tiểu vùng xứ Huế và vùng núi ThanhNghệđã tạo nên một nền văn hóa ẩm thực Bắc trung bộ hết sức đặc sắc và phong phú.




Sơ lược về văn hóa ẩm thực vùng Bắc Trung Bộ