Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Ở Thành phố Hồ Chí Minh nên đi lịch sinh sinh thái ở đâu?


Cần Giờ là huyện duy nhất của thành phố Hồ Chí Minh có rừng ngập mặn với mạng lưới sông, rạch chằng chịt, quanh co rất đặc trưng của vùng sông nước. Rừng ngập mặn Cần Giờ với hệ động – thực vật phong phú và đa dạng rất phù hợp với việc phát triển du lịch sinh thái.Có tiềm năng là vậy song du lịch sinh thái Cần Giờ vẫn chưa phát triển tương xứng với những giá trị đặc biệt được thiên nhiên ưu đãi ấy. Dù đã thành lập được gần 10 năm nhưng khu du lịch Vàm Sát vẫn chưa thu hút được sự quan tâm của du khách đặc biệt là du khách nước ngoài. Khách du lịch đến rừng ngập mặn Cần Giờchủ yếu đi vào cuối tuần với mục đích đổi gió nhiều hơn là bị cuốn hút bởi những giá trị đặc thù nơi đây.Sở dĩ du lịch sinh thái Cần Giờ còn gặp nhiều khó khăn như vậy một phần là do công tác tổ chức, quản lý còn có nhiều yếu kém, đặc biệt là việc quảng bá thương hiệu và hoàn thiện cơ sở vật chất.


Phát triển du lịch Cần Giờ là yếu tố quan trọng nhất để phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống, nâng cao dân trí,…của một huyện được coi là nghèo nhất Thành phố Hồ Chí Minh. Để phát triển bền vữngvà lâu dài các nhà tổ chức, quản lý du lịch Cần Giờ cần chú ý các điểm sau:




Ở Thành phố Hồ Chí Minh nên đi lịch sinh sinh thái ở đâu?

Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH CẦN GIỜ


                        Cần Giờ là một trong 5 huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, nằm án ngữ ở vùng biển phía Đông Nam thành phố và cách trung tâm thành phố khoảng 50km.


                        Bán đảo Cần Giờ là phần duyên hải cực Nam, với bờ biển dài 13km từmũi Cần Giờ đến mũi Đồng Tranh. Diện tích tự nhiên của huyện Cần Giờ là 71.642 ha (chiếm trên 30% diện tích của toàn thành phố), trong đó trên 31% là diện tích mặt nước; 46,4% (tương đương 33129 ha) là đất rừng và rừng. Theo thống kê của huyện năm 1999, dân số Cần Giờ là 58819 người, gồm 28645 nam và 29912 nữ thuộc 11842 hộ; trong đó 31363 người trong độ tuổi lao động, laođộng đang làm việc 24500 người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm là 1,23%. Mật độ dân số trung bình toàn huyện là 82 người/km2.


                        Cần giờ là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển về nuôi trồngvà đánh bắtthủy sản, về lâm nghiệp, vềnông nghiệp, và đặc biệt là về du lịch sinh thái. Cần Giờ hội đủ các yếu tố cần cho phát triển du lịch sinh thái như: rừng, biển, thủy hải sản, giao thông thủy, cảnh quan thiên nhiên, truyền thống lịch sử cách mạng, văn hóa lễ hội dân gian. Là huyện duy nhất của thành phố Hồ Chí Minh có rừng ngập mặn gắn với mạng lưới sông rạch quanh co uốn khúc. Hơn nữa, Cần Giờ còn có khu di tích lịch sử cách mạng rừng Sác, khu du lịch Lăng Cá Ông, bãi biển 30/4, khu nhà vườn cây trái và nuôi trồng thủy hải sản; khu Lâm Viên Cần Giờ với nhiều khả năng thu hút khách du lịch, đặc biệt là du khách nước ngoài.


                Như vậy, ở Cần Giờ hai yếu tố rừng và biển là hai yếu tố quan trọng quyết định, thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái nói riêng và phát triển kinh tế-xã hội của huyện Cần Giờ nói chung. Trong những năm gần đây, chính nhờ lợi thế phát triển du lịch mà Cần Giờ được đầu tư nhiều về cơ sở hạ tầng, trong đó các tuyến đường giao thong được ưu tiên hàng đầu. Hiện nay, tuyến đường rừng Sác là tuyến đường chính, xuyên suốt từ phà Bình Khánh đến mũi Cần Giờ đã được nâng cấp đạt chất lượng cao.




KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH CẦN GIỜ

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

Du lịch và những điều cần biết


                        Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển,hội có nhiều tiến bộ hơn trước, chính vì vậy việc thỏa mãn nhucầu của con người trong cuộc sốngngày nay là rất caovà cần thiết. Sau khoảng thời gian làm viêc và học tập căng thẳng, con người muốn tự thưởng cho mình những chuyến du lịch.Từ xa xưa, du lịch đã được xem là một sở thích, hay niềm đam mê của con người. Đó là sự khám phá những vùngđất mới, những nền văn hóa mới hay đơn giảnchỉ là sự nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, trước đây du lịch có thể chỉ dành chonhững người trong giới quý tộc, thượng lưu. Nhưng ngày nay,du lịch đã được phát triển rộng hơn, nó không chỉdành cho một tầng lớp nào cả, mà nó đã trở thành một nhucầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa xã hội của tất cả mọt người trên trái đất này. Không chỉ góp mặt vào đời sống xã hội, du lịch còn được xem là một ngành kinh tế quan trọng của một số quốc gia phát triển hiện nay. Có thể nói rằng, du lịch là một ngành công nghiệp-công nghiệp du lịch-và nó chỉ đứng sau ngành công nghiệp dầu khí và công nghiệp ô tô. Nguồn lợi mà du lịch đem về có thể vực dậy nền kinh tế đang ốm yếu của các nước đang phát triển hiện nay.Vậy du lịch được định nghĩa như thế nào? Đó cũng là một câu hỏi đang được bàn luận nhiều vàđến nay vẫnchưa được thống nhất.


                        Trong ngôn ngữ của nhiều quốc gia, thuật ngữ “ du lịch“ bắt nguồn từ tiếng HyLạp với ý nghĩa là đi một vòng. Thuật ngữ này được La Tinh hóa thành “ tornus “ và sau đó được mỗi quốc gia chuyển đổi thành những ngữ khác nhau. Chẳng hạn như : tourisme ( tiếng Pháp ), tourism ( tiếng Anh ), mypuzy ( tiếng Nga )…Ngày này ta thường bắt gặp thuật ngữ “ tourist ” (trong tiếng Anh cũng có nghĩa là du lịch ). Theo Robert Lanquar, từ “ tourist “ lần đầu tiên xuất hiện trong tiếng Anh vào khoảng những năm 1800.




Du lịch và những điều cần biết

Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

Mức độ quan hệ giữa du lịch và dân địa phương


        Khi được hỏi về mối quan hệ với khách du lịch, đa số ý kiến cho biết hầu như không có mối quan hệ gì với khách du lịch, số còn lại là làm quen hoặc gặp khách trên đường. Số người cho khách nghỉ lại trong nhà hoặc có quan hệ thông qua kinh doanh riêng chiếm tỷ lệ không đáng kể.


        Du lịch ít có mối quan hệ với dân địa phương, và có thể nói“cộng đồng địa phương cònđứng ngoài cuộc” với các hoạt động du lịch trong VQG. Họ chưa được tham gia hoặc được hưởng những lợi ích từ du lịch.


Bảng 3-5: Quan hệ của người dân địa phương với khách du lịch


















Quan hệ với khách du lịch



Tỷ lệ (%)



Hầu như không có quan hệ gì



61.2



Làm quen với một vài người



31.6



Cho khách nghỉ lại trong nhà



5.1



Quan hệ với khách khi làm việc



0



Thu nhập từ du khách qua hoạt động kinh doanh riêng



3.1



Quan hệ khác



0



 


Nhậnxét về thái độ của khách du lịch, trên 70% số người được hỏi cho biết họ không quan tâm, số còn lại nhận xét là khách du lịch thân thiện, dễ tiếp xúc, không có câu trả lời nào tỏ ra khó chịu về thái độ của khách du lịch.


        Từ những thực tế trên có thể đưa ra những kết luận sơ bộ về mối quan hệ giữa du lịch ở VQG với cộng đồng địa phương như sau:


  • Du lịch còn khá biệt lậpvới cộng đồng dân cư, chưa có những tác động đáng kể (cả tích cực và tiêu cực) đến kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương.

  • Thái độ của người dân đối với du lịch còn mờ nhạt, song có phần thiên theo hướng tích cực, thiện cảm với khách du lịch.

  • Đa số người dân mong muốn du lịch mở rộng, được đón khách và có cơ hội tham gia vào hoạt động du lịch.

Tình trạng mức sống, điều kiện kinh tế cũng như nhu cầu của cộng


đồng địa phương trong việc hưởng lợi từ các sản phẩm của VQG đang bị hạn chế do yêu cầu bảo tồn là một thực trạng nan giải ở khu vực VQGCB. Trong khi đó, các lợi ích thu được từ hoạt động du lịch dựa trên cơ sở các giá trị của VQG đang được khai thác lại chưa phải là nguồn hỗ trợ kinh tế của người dân.




Mức độ quan hệ giữa du lịch và dân địa phương

Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

Tác động tiêu cực có thể nảy sinh từ du lịch ở các vườn quốc gia Cát Bà


        Tác động tiêu cực lên các khu tự nhiên được bảo vệ có thể phân ra làm hai loạitrực tiếp và gián tiếp. Các tác động trực tiếp gây ra bởi sự có mặt của du khách, còn tác động gián tiếp nảy sinh từ cơ sở hạ tầng, dịch vụ liên quan đến hoạt động du lịch. Cụ thể các tác động như sau:


  • Tác động vào cấu trúc địa chất,cấu tạo đá, khoáng sản: do hoạtđộng leo núi, thăm hang động, thu lượm mẫu đá… làm kỷ niệm.

  • Tác động lên thổ nhưỡng: do hoạt động đi bộ, cắm trại, bãi đỗ xe… gây ảnh hưởng đến môi trường và điều kiện sống của hệ sinh vật.

  • Tác động vào nguồn tài nguyên nước: tập trung số đông khách du lịch sẽ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng nguồn nước. Việc xử lý chất thải không triệt để và hợp lý sẽ làm tăng nguy cơ giảm chất lượng nguồn nước của khu du lịch và vùng lân cận.

  • Tác động lên hệ thực vật: hoạt động du lịch giải trí có thể tạo ra tác động đến thực vậtnhư bẻ cành, giẫm đạp, thải khítừ phương tiện giao thông, làm đường, bãi đỗ xe, công trình dịch vụ v.v

  • Tác động lên động vật: hoạt động tham quan, tiếng ồn của khách, của phương tiện giao thông khiến động vật hoảng sợ, thay đổi diễn biến sinh hoạt và địa bàn cư trú, sinh sống của chúng.

        Ngoài ra, việc thải rác bừa bãi có thể gây ra sự nhiễm dịch bệnh cho động vật hoang dã…Nhu cầu tiêu dùng xa xỉ các món ăn từ động vật của du khách dẫn đến việc săn lùng, buôn bán làm giảm đáng kể số lượng quần thể động vật và cuối cùng là thay đổi cấu trúc hệ sinh thái ban đầu.


        DLST là du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với tự nhiên và cũng không tránh khỏi tác động tiêu cực. Tuy nhiên, DLST có khả năng giảm thiểu những tác động tiêu cực, đóng góp cho các nỗ lực bảo tốn, nếu được vận hành đảm bảo các nguyên tắc của nó.




Tác động tiêu cực có thể nảy sinh từ du lịch ở các vườn quốc gia Cát Bà

Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2014

Một số địa điểm du lịch mua sắm ở Lạng Sơn


        Chợ Kỳ Lừa


        Chợ Kỳ Lừa đãcó từ hàng trăm năm nay, nằm ở trung tâm thành phố Lạng Sơn, là trung tâm buôn bán sầm uất của nhân dân trong vùng cũng như khách ngoài tỉnh hay các vùng lân cận, Chợ Kỳ Lừa cũng là nơi giao lưu văn hoá của các dân tộc ít người. Vào các ngày chợ phiên, thanh niên các dân tộc Tày, Nùng, Dao… nô nức về đây mua sắm hàng hoá, tìm bạn, gặp gỡ, trao đổi tâm tình. Gần đây, chợ còn được mở vào ban đêm để phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng của người dân địa phương và của du khách. Chợ đêm Kỳ Lừa với nhiều loại hàng hoá phong phú không kém chợ ngày, ngoài ra còn có các dịch vụ như ăn uống, vui chơi giải trí độc đáo, mang đậm bản sắc văn hoá Lạng Sơn. Chợ Kỳ Lừa nổi tiếng từ xưa đến nay, vì vậy du khách đãđến Lạng Sơn ai cũng muốn ghé vào chợ vừa để biết, để chiêm ngưỡng và mua sắm.


        Chợ Đông Kinh


        Cùng với sự phát triển kinh tế, mức sống của người dân ngày càng tăng cao việc giao thương buôn bán càng được đẩy mạnh, nhu cầu mua sắm của người dân địa phương cũng như khách du lịch ngày càng cao. Trước tình hình đó, tỉnh uỷ Lạng Sơn đãcho xây dựng khu chợ mới-chợ Đông Kinh. Chợ nằm giữa trung tâm thành phố, được xây dựng khang trang với 3 tầng cao rộng rãi và hàng trăm sạp hàng với đầy đủ các loại hàng hoá của Trung Quốc và Việt Nam. Chợ hấp dẫn du khách từ khắp nơi không chỉ bởi nhiều loại hàng hoá phong phú mà còn bởi giá cả thấp hơn nhiều so với các địa phương khác.


        Sự khác biệt giữa chợ Kỳ Lừa và chợ Đông Kinh


        Chợ Kỳ Lừa và chợ Đông Kinh đều là những chợ lớn nằm ở trung tâm thành phố Lạng Sơn, tuy nhiên ở mỗi chợ lại có những nét khác biệt riêng.


        Về sự hình thành, chợ Kỳ Lừa có từ rất lâu đời, ban đầu chợ rất đơn xơ, hàng hoá cũng rất đơn điệu, còn chợ Đông Kinh thì được xây dựng gần đây, do nhu cầu phát triển kinh tế của thành phố và các vùng lân cận. Do lịch sử lâu đời của chợ Kỳ Lừa nên ngoài chức năng là nơi trao đổi buôn bán chợ còn là nơi diễn ra các hoạt động văn hoá của các dân tộc trên địa bàn tỉnh, còn chợ Đông Kinh không có chức năng này.


        Về qui mô kiến trúc, chợ Đông Kinh được xây dựng sau nên có qui mô lớn hơn, kiến trúc hiện đại hơn với chợ Kỳ Lừa.


        Về hàng hoá, ngoài các mặt hàng mà cả hai chợ trên đều kinh doanh như hàng điện tử , chăn chiếu, đồ gia dụng, hàng rau, hoa quả, hàng ăn uống… thì có loại hàng hoá mà chỉ có ở chợ Kỳ Lừa, đó là những sản phẩm mang tính địa phương, như hàng thổ cẩm… còn ở chợ Đông Kinh thì không kinh doanh mặt hàng này.




Một số địa điểm du lịch mua sắm ở Lạng Sơn

Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014

Giới thiệu một số trung tâm du lịch mua sắm trên thế giới và trong khu vực


1.Plano, Texas (Mỹ)


        Plano, Texas có hơn 70 trung tâm mua sắm, xin được giới thiệu một số trung tâm mua sắm sau:


        Trung tâm mua sắm Collin Creek: Đây là một trong những trung tâm lớn nhất ở Metroplex, trung tâm Collin Creek là nơi mua sắm thực sự, với 5 khu mua sắm chính và hơn 160 cửa hiệu nổi tiếng như Ann Taylor, Eddie Bauer, Gap, Disney Store, Bombay Co…cùng với hêj thống các nhà hàng, căng tin, quán cà phê, quầy bar…


        Các cửa hiệu ở Willow Bend: Đây là khu mua sắm thú vị và hấp dẫn, với 140 gian hàng với đủ các mặt hàng dành cho cả người lớn và trẻ em. Giờ mở cửa các ngày thứ 2 đến thứ 7 từ 10 giờ sáng đến 9 giờ tối, ngày chủ nhật từ trưa đến 6 giờ tối.


        Ngoài ra còn rất nhiều trung tâm mua sắm nổi tiếng khác ở Texas như Historic DownTown Plano, North Park, Valley View, Grapevine…


        2.Singapo


Singapo-một đất nước nổi tiếng về du lịch mua sắm với rất nhiều thành phố và các trung tâm mua sắm sầm uất.


Phố Orchard là trung tâm mua sắm dành cho khách du lịch với hệ thống các cửa hàng san sát và đủ loại hàng hoá phong phú như quần áo, sách vở, máy ảnh, đồ điện tử, thậm chí cả những tấm ảnh Thổ Nhĩ Kỳ hay những bức hoạ từng thuộc về một nơi nào đó trên toàn cầu tất cả đều có sẵn.


Dọc theo con phố này có rất nhiều siêu thị lớn mà nếu chỉ đi qua một lần sẽ không sao nhớ hết được tên của nó, chẳng hạn như: Robinson, Lucky Plaza, Isetan, Orchard Tower, Centrepoint, Far East Plaza, Takashimaya… Nổi tiếng nhất vẫn là siêu thị Ngee Ann City đẹp lộng lẫy về kiến trúc nhưng cũng nổi tiếng với nhiều quầy hàng giá cao bất ngờ, từ siêu thị này có thể dẫn tới hai siêu thị khác liền kề dưới lòng đất.


Ngoài ra còn phải kể đến phố City Hall, khu vực Raffles City, nơi đây cũng có vô số siêu thị lớn chủ yếu bán máy vi tính và đồ điện tử, đặc biệt là toà nhà 6 tầng, 4 tầng Funan Centre hay Sim Lim Square. Raffles City còn có một thế giới cửa hàng, siêu thị ở dưới lòng đất dài hàng dặm và rất nhiều siêu thị tên tuổi như Seiyu, Raffles City Shopping Centre, Hilton Shopping Arcade, Scotts Shopping Centre, Clarke Quay, Boat Quay, Mustafa, China Town…


Có thể nói Singapo như một thiên đường dành cho những người thích mua sắm.


3.Malaysia


Mỗi khi muốn đi du lịch mua sắm ở nước ngoài người Việt Nam thường chọn Thái lan và Singapo, còn người Thái lan và Singapo lại chọn Malaysia.


Đến Kuala Lumpur, du khách sẽ được mua sắm tại những trung tâm mua sắm khổng lồ như Suria KLCC, Sungei Wang Plaza, Mid Valley Mega Mall…Kuala Lumpur là một trung tâm mua sắm khổng lồ luôn đáp úng mọi nhu cầu của mọi khả năng tài chính. Nơi đây có những trung tâm hiện đại và sang trọng, khu thương mại tổng hợp, các cửa hàng lớn nhỏ, thủ công mỹ nghệ, cửa hàng miễn thuế, khu chợ trời và chợ đêm. Gần như tất cả các hàng hoá nổi tiếng trên thế giới đều có thể mua được dễ dàng ở Kuala Lumpur với giá rẻ. Riêng mặt hàng thời trang và mỹ phẩm rất dồi dào và luôn có hàng mới.


Vào dịp lễ hội Malaysia muôn màu (Colours of Malaysia) bắt đầu từ tháng 7 và lễ hội siêu giảm giá (Mega Sales Canival) trong suốt tháng7, 8, 9 tất cả các hàng hoá và dịch vụ tại Malaysia đều được giảm giá từ 10-80% trên toàn lãnh thổ. Đay là cơ hội mua sắm lớn nhất cho các du khách trong khu vực.


Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp lữ hành ở Việt Nam khai thác tour du lịch mua sắm ở Kuala Lumpur như Saigon tourist, Viettravel, Fidi tourist, Bến Thành tourist, Transviet…




Giới thiệu một số trung tâm du lịch mua sắm trên thế giới và trong khu vực

Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

Làm gì để du lịch Hải Dương thành ngành kinh tế trọng điểm


Đến nay, cùng với nguồn vốn nhà nước đầu tư, cải tạo các cơ sở hạ tầng du lịch, bảo tồn các di tích, danh lam thắng cảnh quan trọng với tổng vốn đầu tư giai đoạn 2001 – 2005 là 880 tỷ đồng; nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào các dự án phát triển du lịch đãlên tới hàng nghìn tỷ đồng. Nhờ đó, các khu du lịch, điểm du lịch của Hải Dương đãđược cải thiện một cách căn bản về hạ tầng giao thông, điện, nước, vệ sinh môi trường và an ninh trật tự, nhất là mạng lưới giao thông ở khu Côn Sơn – Kiếp Bạc, Đền thờ Chu Văn An, đường lên Tượng đài Trần Hưng Đạo, núi An Phụ, đường giao thông dẫn đến đảo Cò – Chi Lăng Nam -Thanh Miện, Dự án hồ Côn sơn, hồ Mật Sơn – Chí Linh; khu du lịch sinh thái phía Đông và phía Tây thành phố Hải Dương, Công viên xanh hồ Bạch Đằng, thành phố Hải Dương v.v


- Du lịch Hải Dương đó ảay dựng kế hoạch khai thỏc và phỏt triển du lịch với định hướng lâu dài và bền vững với việc thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hải Dương đến năm 2020. Nội dung đề cập là: đánh giá tài nguyên du lịch Hải Dương; Đánh giá thực trạng phát triển du lịch của Hải Dương; Định hướng phát triển du lịch Hải Dương


- Xác định và tập trung xây dựng 2 vùng du lịch trọng điểm là Côn Sơn – Kiếp Bạc, Thành phố Hải Dương thành điểm đến du lịch tổng hợp bao gồm các yếu tố hấp dẫn của điểm tham quan du lịch, khách sạn, cơ sở vui chơi giải trí, nghệ thuật, giá trị văn hoá, có cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.


- Xây dựng, tổ chức đa dạng các loại hỡnh, sản phẩm du lịch như: du khảo làng quê, làng nghề truyền thống, du lịch thể thao chơi golf, du lịch leo nỳi, đi rừng, khám phá hang động, nghỉ dưỡng cuối tuần


- Tăng cường liờn kết phỏt triển du lịch với cỏc tỉnh, thành phố thuộc phớa Bắc, xõy dựng sản phẩm liờn vựng nhằm tăng cường sự hấp dẫn đối với du khỏch quốc tế.


- Mở rộng khai thác có hiệu quả những thị trường du lịch quốc tế trọng điểm, chủ yếu là các nước Châu Âu, Chõu á và Bắc Mỹ đi đôi với phát triển thị trường du lịch nội địa, đáp ứng nhu cầu và khả năng thanh toán của nhân dân, phù hợp với điều kiện cụ thể của Hải Dương.


Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch, tăng cường liên kết giữa các đơn vị hoạt động du lịch nhằm nâng cao sức cạnh tranh; nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch hiện có và phát triển thêm các sản phẩm mới; tăng cường nhân thức cộng đồng về hoạt động du lịch, tạo sự chuyển biến sâu rộng trong xó hội, ý thức trỏch nhiệm tham gia phỏt triển du lịch, từ việc giữ gỡn bảo vệ tài nguyờn, sản phẩm du lịch, bảo vệ mụi trường, trật tự vệ sinh,tr#t tù an toàn xó hội ở cỏc khu du lịch, tuyến du lịch và cỏc điểm du lịch, đến việc khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch. Đồng thời, tiếp tục mở thêm các dịch vụ mới cho khách lưu trú như: dịch vụ thông tin, Internet tốc độ cao, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, dịch vụ sinh hoạt, vui chơi giải trí, đa dạng hoá sản phẩm c#c dịch vụ ăn uống.v# c#c dịch vụ khácv.v gúp phần nõng cao chất lượng phục vụ, kéo d#i thời gian lưu trú của du khách; đẫy mạnh công tác xúc tiến du lịch và xây dựng chương trỡnh phỏt triển, đào tạo nguồn nhân lực du lịch, đáp ứng yêu cầu hội nhập trong giai đoạn mới.v.v…




Làm gì để du lịch Hải Dương thành ngành kinh tế trọng điểm

Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

Tìm hiểu du lịch Hải Dương


Trong quá trình cùng cả nước thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xãhội, tỉnh Hải Dương đãtạo sự chuyển biến tích cực trong toàn bộ nền kinh tế cũng như quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ trong tổng sản phẩm xãhội của tỉnh, đặc biệt là lĩnh vực du lịch, trong thời kỳ 1998 – 2003 đạt mức tăng trưởng bình quân rất cao ( 30% ) và chiếm tỷ trọng 1,14 % GDP của tỉnh Hải Dương năm 2003. Kết quả mà ngành du lịch đạt được là nhờ có nhiều hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch được Sở Thương mại – Du lịch tiến hành như phát hành phim, sách về du lịch, tổ chức triển lãm và xây dựng các tour du lịch làng nghề, tổ chức gian hàng du lịch Hải Dương tại Liên hoan du lịch Hà Nội… đãgóp phần tạo ra hình ảnh mới cho hoạt động du lịch của tỉnh Hải Dương.


Điều kiện đặc trưng.


        Trong quá trình cả nước thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xãhội, tỉnh Hải Dương đãtạo sự chuyển biến tích cực trong toàn bộ nền kinh tế cũng như quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ trong Tổng sản phẩm xãhội của tỉnh, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ du lịch, trong thời kỳ 19982003 đạt mức tăng trưởng bình quân rất cao ( 30% ) và chiếm tỷ trọng 1,14% GDP của tỉnh Hải Dương năm 2003. Kết quả mà ngành du lịch đạt được là nhốc nhiều hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch được Sở Thương mại – Du lịch tiến hành như phát hành phim, sách về du lịch, tổ chức triển lãm và xây dung các tour du lịch làng nghề, tổ chức gian hàng du lịch Hải Dương tại Liên hoan du lịch Hà Nộiđãgóp phần tạo ra hình ảnh mới cho hoạt động du lịch của tỉnh Hải Dương.


 




Tìm hiểu du lịch Hải Dương

Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014

Những cách để bảo tồn tài nguyên du lịch Hạ Long


 


Phát huy triệt để các lợi thế về địa lý, tài nguyên tự nhiên và nhân văn, kết cấu hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch sãn có, giữ vững và đảy nhanh tốc độ phát triển du lịch, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của Tỉnh.


*Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước về du lịch, tiếp tục củng cố và nâng cao vai trò của ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch của Tỉnh, củng cố và bổ sung một số bộ phận chuyên môn và kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý chuyên ngành du lịch.


*Tiến hành công tác đào tạo mới , đào tạo lại nguồn nhân lực cho du lịch với chất lượng cao. Nâng cao trình độ quản lý Nhà nước ở các cấp nhằm đảm bảo việc kiểm tra, giám sát các hoạt động du lịch có hiệu quả.


*Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nếp sống văn minh, văn hoá, nâng cao dân trí, toạ cho du khách có ấn tượng tốt đẹp về con người, văn hoá và cảnh quan Quảng Ninh.


*Quan tâm đến vấn đề môi trường du lịch, bên cạnh việc khai thác tốt cần quan tâm đến khía cạnh bảo vệ làm tăng giá trị của tài nguyên du lịch. Ban hành các quy định hướng dẫn về vấn đề bảo vệ môi trường đối với du khách đến tham quan và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại địa bàn,…




Những cách để bảo tồn tài nguyên du lịch Hạ Long

Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

Văn hóa ẩm thực Hà Thành là một trong những điểm cuốn hút khách du lịch trong và ngoài nước. Có thể nói, trong bất cứ một chương trình du lịch nào cũng có sự tham gia của yếu tố ẩm thực. Nó không chỉ giúp đáp ứng nhu cầu ăn uống, thưởng thức của khách du


Con người Hà Nội với sự khéo léo, tinh tế:Nhắc đến điều này là bởi trongsự phát triển chung hiện nay, sự hiếu khách nhiệt tình cộng với sự tinh tế trong chế biến món ăn là mộttrong những điều quan trọng để làm nên một Hà Nội mến khách thu hút khách du lịch.Con người là một trong những nhân tố quyết định nhất để duy trì và phát triển các hoạt động du lịch.


Vai trò của ẩm thực Hà Nội trong phát triển du lịch.


Là một đất nước có nền nông nghiệp lúa nước với nền khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùaViệt Namcó rất nhiều những sản vật quý do thiên nhiên ban tặng. Đó cũng là lí do Việt Namcó nền văn hóa ẩm thực lâu đời, với các sản phẩm từ nền nông nghiệp lúa nước thì các món ăn của Việt Nam thuộc vào loại dễ ăn, ngon và được sử dụng phong phú các loại gia vị để tạo nên một món ăn ngon. Cũng có những đặc trưng của một nền văn hóa ẩm thực của đất nước, ẩm thực Hà Nội cũng mang trong mình những sức hút riêng với những thực khách khi thưởng thức các món ăn tại Hà Nội. Ẩm thực Hà Nộicó nhiều món ăn, mỗi món ăn đặc trưng cho một mùa khác nhau trong năm như: mùa đông có những món ấm như bún phở Hà Nội, chả cáLã Vọng, bánh tôm Hồ Tây, mùa hè có chè, cốm làng vòng…Sự độc đáo của các món ăn ấy đã tạo nên sự đặc sắc cho ẩm thực Hà Nội. Đây là một tiềm năng to lớn của du lịch Hà Nội khi thu hút khách du lịch đến đây hàng năm.


 


Ẩm thực Hà Nội -nhân tốquan trọng trong việc phát triển du lịch thủ đô.


Trong những năm gần đây,du lịch Hà Nội đang ngày càng phát triểnmạnh mẽ. Cùng với kinh tế thủ đô,ngành du lịch có những bước chuyển mình quan trọng. Năm 2011 khách du lịch đến Hà Nội đạt tới 12,3 triệu lượt khách. Theo kế hoạch năm 2011 Hà Nội đặt mục tiêu đón 13,25 triệu lượt khách trong đó 1,75 triệu lượt khách quốc tế và 11,5 triệu lượt khách nội địa. Đây là một con số cho thấy du lịch Hà Nội đang có những bước tiến đáng kể.Trong sự phát triển ấy,chúng ta không thể không nhắc tới vai trò vô cùng to lớn của ẩm thực Hà Nội trong sự thu hút khách du lịch tới thưởng thức những món ngon đã làm nức lòng mỗi du khách mỗi khi đặt chân đến Hà Nội. Bởi một lẽ, Hà Nộilà nơi tập trung các thức vị ẩm thực đặc sắc nhất của vùng châu thổ sông Hồng. Không xuất thân nơi thành thị, các món ăn hầu hết đều “di cư” từ những vùng ngoại ô hay các tỉnh lân cận, biến đổi dần theo lối “sành ăn” và cái gu tinh tế của người dân Kẻ Chợ mà thành “miếng ngon Hà Nội”.Và từ đó,ẩm thực Hà Nội mang những đặc tính riêng biệt, không xa hoa, cầu kỳ, rất bình dị, đơn giản nhưng thanh và tinh tế. Điểm đặc biệt là, qua những món ngon ấy mà du khách có thể khám phá nhiều nét đẹp văn hóa, nhiều phong tục tập quán trong sinh hoạt và tinh thần của người dân nơi đây.Những món ăn của người Hà Nội nơi đâu cũng mang trong mình nét văn hóa truyền thống ấy. Dù cho nó được bày bán nơi vỉa hè, ở những địa chỉ ẩm thực nổi tiếng hay trong các nhà hàng sang trọng. Điều đó đã khẳng định ẩm thực Hà Nội mang một nét riêng biệt không xa hoa cầu kì mà rất bình dị nhưng lại để lại trong lòng du khách những dư vị ngọt ngào khó quên. Du khách một lần đặt chân đến mảnh đất này,sẽ không thể quên được những món ăn ấy và họ truyền tai nhau về những món ăn, những địa chỉ ẩm thực nổi tiếng xứ Hà Thành.




Văn hóa ẩm thực Hà Thành là một trong những điểm cuốn hút khách du lịch trong và ngoài nước. Có thể nói, trong bất cứ một chương trình du lịch nào cũng có sự tham gia của yếu tố ẩm thực. Nó không chỉ giúp đáp ứng nhu cầu ăn uống, thưởng thức của khách du

Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014

Chợ Hạ Long – địa điểm không thể bỏ qua của khách du lịch


Là một địa điểm thu hút khá đông khách du lịch tới tham quan và mua sắm “Chợ hạ Long” đã trở nên quen thuộc với người dân đất mỏ cũng như là đối với khách từ vùng xa về bởi đây là nơi buôn bán rất đa dạng các loại thuỷ hải sản, nổi tiếng nhất của thành phố Hạ Long.Chợ nằm ở trung tâm thành phố Hạ Long. Đây là chợ đầu mối thương mại của tỉnh Quảng Ninh. Hàng hoá ở đây khá phong phú, từ các loại hàng thông thường đến các loại hàng cao cấp, trong đó đa số là hàng sản xuất từ Trung Quốc. Chợ được xây dựng khang trang, các sạp hàng sắp xếp trật tự, khoa học; nhờ đó, khách dễ dàng tìm được những mặt hàng theo nhu cầu. Các loại hải sản ở đây tươi ngon và rẻ. Đặc biệt trong chợ Hạ Long có món chả mực, dịch vụ cho món ăn này được bố trí thành dãy dài trong chợ. Đây chính là nét đặc sắc của chợ Hạ Long. Món chả mực rán nóng hổi, toả mùi thơm rất hấp dẫn khiến thực khách khó lòng từ chối nếm thử một lần để rồi nhớ mãi.


Không chỉ có chả mực Khi đến đây tham quan và mua sắm quý khách sẽ bị hoa mắt vì sự phong phú đa dạng của các mặt hàng hải sản tươi sống. với quy mô rộng, cùng với việc sắp xếp hợp lí giữa các gian hàng hải sản, tạo cho người mua có thể dễ dàng lựa chọn được các sản phẩm ngon tuyệt từ biển như cá thu phấn, thu ngừ, tôm he, ghẹ xanh, sá sùng…trong các bể cá sục khí có đủ các loại cá lớn nhỏ cá giò, cá mú, cá nhệch, cá lốt, cá hồng, cá nụ, cá đé …Trên các mẹt cá lớn, họ nhà giáp xác cua biển cũng được trói chặt gọn gàng. Bên cạnh đó là các chủng loại ghẹ gạch, ghẹ nước mai màu vàng nhạt ít hoa, yếm tròn; Ghẹ thịt mai có màu sẫm, hoa lốm đốm, yếm dài…




Chợ Hạ Long – địa điểm không thể bỏ qua của khách du lịch

Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2014

Đặc sản Việt Nam – Tu hài vùng biển


Tu hài là loại hải sản có ở các vùng biển Việt Nam. Thế nhưng, chỉ có tu hài ở Vân Đồn-Quảng Ninhđược đánh giálà ngon nhất Việt Nam.Bên cạnh món tu hài nướng còn có món tu hài hấp. Món này khai vị ăn vừa mát vừa thanh, vừa có có dư vị ngọt rất riêng. Thịt tu hài hấp dòn, quyện với mùi gia vị thơm nứccủa Tỏi và hành khô được băm nhỏ chiên dầu ướp với tu hài trước khi hấp. Có thể nói khó có một món khai vị nào ngon, bổ dưỡng và an toàn vệ sinh như món tu hài hấp. Đó cũng là lý do để nhiều nhà hàng ở Hạ Long chọn món Tu hài hấp khai vị là món không thể thiếu trong thực đơn nhà hàng của mình và giờ đây, tu hài đã trở thành món được nhiều người biết đến trong cả nước.


Ngày nay con tu hài được ngư dân nuôi quanh năm để cung cấp cho các nhà hàng ở khắp Hạ Long. Trên vịnh Bái Tử Long, có ông Đỗ Hữu Tờ được mệnh danh là “vua tu hài” đã xây dựng trại nuôi tu hài với quy mô lớn. Năm 2005, ông vinh dự đón Chủ tịch nước lúc ấy là Trần Đức Lương ra thăm. Tháng 12.2007, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cũng ra tận đảo trực tiếp hướng dẫn việc phát triển sản xuất của công ty.


Con tu hài lớn lên thịtngon ngät nh­ vËy nh­ng chØ cã thÓ th­ëng thøc trªn ®Êt má vµo giê nh©m nhi , nhËu nhÑt chiÒu chiÒu hay lóc khai vÞ ®Çu mét b÷a tiÖc chiªu ®·i linh ®×nh trong kh¸ch s¹n. Th«ng th­êng lµ ph¶i thªm vµi ba ly r­îi thuèc ®­a cay th× míi gäi lµ mãn hoµn chØnh, hiÕm hoi cña vïng Èm thùc biÓn. Cã thÓ nãi hÇu nh­ mäi h­¬ng vÞ cña biÓn®Òu thÊm ®Ém trong tng thí thÞt tu hµi. Cuèi thu chím ®«ng kho¶ng tõ th¸ng 8 ®Õn th¸ng 10 ©m lÞch th­êng lµ thêi k× tu hµi rÊt bÐo vµ thÞt còng th¬m ngon nhÊt.Vµo mïa sinh s¶n th­êng gÇy, thÞt x¸c kh«ng ngon. Gi¸ tu hµi thay ®æi tuú theo chÊt l­îng vµ mïa vô ®¸nh b¾t nh­ng dao ®éng tõ 280.000-350.000/kg(2009). Tu hµi lo¹i to 1 kg ®­îc 5-6 con, lo¹i nhá th× 10-15 con/kg.




Đặc sản Việt Nam – Tu hài vùng biển

Thứ Bảy, 18 tháng 10, 2014

Món cá biển Hạ Long


“cá vào hội xoè hoa mang cá đẹp


cá nục, cá chuồn, cá chim không phải chim


đâu cá hồng hồng sắc vẫy


con cá song cầm đuốc dẫn thơ về


Nơi nghìn thứ cá nức lòng sinh sôi vì thợ mỏ


cho bát canh rau từ nay thêm chất ngọt”


(Cành phong lan bể-Chế Lan Viên)


Câu thơ của nhà thơ Chế Lan Viên đã cho người đọc thấy sự giàu cóvề nguồn cácủa biển Hạ Long. Dường như nơi đây là hội tụ của hầu hất các loại cá quý ngon nổi tiếng của biển Việt Nam: cá thu với các loài thu phấn, thu ngừ; cá chim có chim đen, chim trắng, chim xanh; cá song lớn nhỏ; cá giò hình dáng như cá mập, mom vẻ hầm hố nhưng thịt thì ngon chưa từng thấy; cá mú, cá nhệch hay cáchình có thân dài nửa mét, to gần bằng bắp chân người lớn ; cá lốt; cá hồng; cá nụ; cá đé…Còn gì thú vị hơn nếu như được biết tên các loài cá,quan sát cách làm , chế biến và thưởng thức chúng ngay giữa khung cảnh dào dạt của sóng biển.


Không biết ai đã đặt tên cho thứ cá biển khô ấy là cá một nắng, tên nghe thật đẹp, thật thi vị.Với cá có nhiều món chế biến, cá một nắng đã thành đặc sản của biển Hạ Long.


Bạn vào chợ đến dãy hàng cá hỏi mua cá một nắng không ai không sẵn lòng chỉ cho bạn. Nhưng hình ảnh nhất, cũng dễ bắt gặp nơi phường phố nhưHạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí… những người phụ nữ tần tảo, đầu đội một cái mẹt, ngước nhìn thấy trên rìa vành mẹt những cái đuôi cá xinh xinh chìa ra đều tãm tắp, ấy là mẹt bày cá một nắng họ đang đội đi rao bán.




Món cá biển Hạ Long

Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

1 thoáng Hạ Long


Từ trên cao nhìn xuống thấp thoáng đảo đứng, đảo ngồi, có chỗ thì quần tụ lại xúm xít, trông xa ngỡ chồng chất lên nhau, có chỗ thì lan toả dàn hàng ngang chạy dài hàng chục km như bức tường thành vững chãi ngăn khơi, có chỗ đảo tách ra đứt nối, gẫy khúc nhấp nhô. Khi thuyết trình về những giá trị ngoại hạng và giá trị toàn cầu của Vịnh Hạ Long trước Hội Đồng Di Sản Thế Giới trong kì họp thường niên của tổ chức khuyến học và Văn Hoá Liên Hợp Quốc chuyên gia tổ chức di sản Thiên Nhiên (IUCN) đã đánh giá: “Những ngọn núi nhô lên từ mặt nước Hạ Long là một cách độc đáo tự nhiên với sự tuyệt mỹ của thiên nhiên ưu đãi…Nó xứng đáng được bảo quản và ghi trong danh mục Di Sản Thiên Nhiên thế giới với tiêu chuẩn là một di sản thiên nhiên”


Đảo Hạ Long không phải là những quả núi đá buồn tẻ, vô vọng mà là thế giới sinh động của những sinh linh ẩn hiện trong biết bao hình hài bí ẩn bằng đá. Từ đá và nước tạo nên vô vàn đảo đá, tĩnh mặc đăm chiêu như ông già râu tóc bạc phơ đang trầm ngâm suy tưởng về sự sinh tử và cõi vĩnh hằng (Hòn Ông Sư-Bà Vãi, Hòn Lã Vọng, hòn Ông Cụ…) có khi lại tinh nghịch nhảy nhót vô tư như chú thỏ non (hòn Thỏ Rừng…), lửng lơ như vầng treo giữa ban ngày (hòn Lưỡi Liềm) xung quanh là thế giới của những loài động vật trong tư thế hoạt động sống: Say xưa như cặp gà chọi, chăm chỉ như hòn Con Ong, đang đùa giỡn như hòn Thiên Nga, hòn Cá Chép, đang ngụp lặn vươn mình ra biển Đông như hòn Rồng… Tất cả như muốn phô bày mình ra giữa đất trời.


Đi giữa Hạ Long ta cảm tưởng như ta đang lạc vào thế giới tự nhiên nào đó nơi mà tạo hoá vẫn dang dở công trình hoàn tất công việc tạo dựng toàn năng của mình. Những tác phẩm nghệ thuật kỳ diệu, những sinh linh con người được tạc bằng đá nhưng không phải là đá đứng im trong tư thế vĩnh cửu tuyệt vọng mà bên trong ẩn hiện đó đây sự khát vọng sống tràn đầy. Ở đây, tất cả đều động, đều sống…


Có lẽ người xưa và mãi mãi về sau sẽ không bao giờ có thể tìm ra sáng tạo ra ngôn ngữ khả dĩ diễn đạt cái tác phẩm bày ra trước mắt kia. Cảnh đẹp Hạ Long không chỉ phô bày ở dáng núi, sắc trời mà còn tiềmẩn trong lòng các núi đá, đó là những hang động.Mấy nghìn hòn đảo đá vôi trong Hạ Long chứa bên trong biết bao nhiều hang động,chođến nay vẫn còn là một điều bí ẩn chưa ai biếtđược.




1 thoáng Hạ Long

Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

RESORT 5 SAO SALINDA PHÚ QUỐC MỞ ĐƯỜNG CHO DU LỊCH ĐẢO PHÁT TRIỂN

Phú Quốc lâu nay được biết đến như một thiên đường du lịch nghỉ dưỡng của Việt Nam với vẻ đẹp hoang sơ nguyên bản. Hòn đảo xinh đẹp này đang dần trở thành điểm đến lý tưởng của nhiều du khách trong nước và quốc tế. Với mong muốn xây dựng một khu nghỉ dưỡng cao cấp tại Phú Quốc, Salinda Group triển khai dự án khu nghỉ dưỡng 5 sao Salinda Premium Resort & Spa. Công trình được khởi công vào ngày 21/12/2012.


Tiện nghi phòng Salinda


Tiện nghi phòng Salinda.


Salinda Premium Resort & Spa được xây dựng trên diện tích 2,5ha với 120 phòng nghỉ khách sạn cao cấp và biệt thự đạt tiêu chuẩn quốc tế. Dự án cũng bao gồm nhiều hạng mục khác như phòng hội nghị quốc tế, phòng họp phục vụ hội thảo và tổ chức sự kiện, hệ thống nhà hàng hải sản, quầy bar giải trí, hồ bơi, trung tâm chăm sóc sức khỏe. Với tổng vốn đầu tư trên 25 triệu USD (có thể lên đến 35 triệu USD), Salinda Premium Resort & Spa nằm tại trung tâm xã Dương Tơ, nơi vừa khánh thành sân bay quốc tế Phú Quốc, trên trục đường chính từ sân bay quốc tế về thị trấn Dương Đông. Công trình dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào khoảng giữa tháng8 năm 2014 với nhiều biệt thự và phòng nghỉ tiện nghi, dịch vụ cao cấp, phục vụ khách du lịch đến với Phú Quốc.


Lộng lẫy Salinda Restaurant


Lộng lẫy Salinda Restaurant


Ông Nguyễn Sĩ Trung Kỳ – Chủ tịch Salinda Group cho biết: "Chúng tôi cam kết đầu tư mang tính bền vững song song với việc xây dựng những dịch vụ tốt, đảm bảo cho những giá trị nền tảng mà đảo Phú Quốc đang mong muốn xây dựng". Quy hoạch kiến trúc chung của dự án theo phong cách đương đại, phù hợp với du khách đến nghỉ dưỡng và đáp ứng nhu cầu lưu trú cao cấp của khách du lịch quốc tế. Tất cả biệt thự và phòng nghỉ đều có tầm nhìn hướng biển hoặc núi đồi, được bao quanh bởi không gian vườn. Sau khi hoàn thành, Salinda Premium Resort and Spa sẽ là một khu nghỉ dưỡng thân thiện với môi trường, hài hòa thiên nhiên.



RESORT 5 SAO SALINDA PHÚ QUỐC MỞ ĐƯỜNG CHO DU LỊCH ĐẢO PHÁT TRIỂN

Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014

Hồ Cửa Cạn của Đảo Phú Quốc


Căn nhắclại quy hoạch xây dựng hồ nước Cửa Cạn của đảo. Không nên xây dựng hồ Cửa Cạn (chiếm khoảng 1200 ha đất rừng tự nhiên). Hồ nước không những hủy hoại 1200 ha rừng vốn có rất nhiều cây rừng quý giá, mà còn có tác động “đô – mi – nô” làm suy giảm diện tích rừng nguyên sinh rộng hơn. Có thể nghiên cứu phương án xây đựng hồ Cửa Cạn nhỏ hơn nằm ngoài khu vực rừng nguyên sinh và xây dựng phương án mở rộng hồ Dương Đông, hồ Rạch Cá và hồ Suối Lớn.


Cần xem xét kỹ phương án quy hoạch phát triển 300 km đường giao thông trên Đảo Phú Quốc


Việc quy hoạch phát triển giao thông trên đảo sẽ xây dựng các tuyến đường bao quanh đảo, trong đó sẽ có các tuyến đường xuyên qua khu vực giữa vườn Quốc gia Phú Quốc và khu rừng nguyên sinh sẽ gây ra những tác động rất lớn đối với bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trên đảo như: chiếm nhiều diện tích đất rừng tự nhiên, tạo điều kiện thuận lợi cho lâm tặc hoạt động, gây ngăn cách phân chia nơi cư trú của động vật hoang dã, gây tiếng ồn làm cho động vật sợ hãi di cư tới nơi khác.


Trên cơ sở xem xét các vấn đề trên, đề nghị khi phát triển giao thông trên đảo, đặc biệt là các tuyến đường bao quanh đảo đi qua các vườn Quốc gia cần:


Quy mô xây dựng đường đi qua các khu vực nhạy cảm không quá lớn, không mở rộng quá nhưng chất lượng đường phải đạt mức cao, vỉa hè thông thoáng, trồng cây xanh đẹp phục vụ cho khách du lịch dạo chơi.




Hồ Cửa Cạn của Đảo Phú Quốc

Xu hướng suy giảm nguồn nước ngầm khi làm du lịch ở Phú Quốc


Nếu tình trạng khai thác nước ngầm không khoa học, tính trạng nhiễm mặn các tầng nước ngầm đảo Phú Quốc vào mùa khô là điều rất dễ xảy ra.


Để đảm bảo nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất và các mục đích dân sinh khác đảo Phú Quốc đã khai thác tất cả các nguồn nước từ nước sông, nước mưa và nước ngầm. Tuy nhiên, trong tương lai do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nguồn nước lấy từ nước mưa, nước sông sẽ hạn chế. Vì thế, gây áp lực cho nguồn nước ngầm của tỉnh, trữ lượng nguồn nước ngầm sẽ suy giảm nhanh chóng, theo dự báo đây là điều kiện để quá trình nhiễm mặn các tầng nước ngầm bên dưới xảy ra, ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn nước ngầm đảm bảo chất lượng cho các mục đích khác nhau trên địa bàn đảo Phú Quốc.


-Xu hướng ô nhiễm không khí


Các đô thị tập trung, khu dân cư, các tuyến giao thông với lưu lượng xe lớn là những nơi sẽ xảy ra tình trạng ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí gia tăng tại các tuyến đường trên đảo và các tuyến nội thị tại các đô thị, khu dân cư: Dương Đông , cảng An Thới, khoa học.


Các khu, cụm công nghiệp sẽ thải ra hàm lượng các khí độc SO2, NOX, CO trong không khí ngày càng lớn ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người dân trong vùng.


- Xu hướng suy giảm đa dạng sinh học


Khai thác tài nguyên, phát triển giao thông vận tải, chuyển đổi mục đích sử dụng đất là những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng suy giảm đa dạng sinh học tại đảo Phú Quốc trong thời gian tới.


Phát triển hoạt động giao thông vận tải biển và du lịch khi Phú Quốc thành đặc khu hành chính kinh tế càng làm cho các hệ sinh thái nhạy cảm vùng biển và hải đảo bị tổn thương và suy giảm. San hô và cỏ biển là các hệ sinh thái biển quý hiếm và có giá trị sinh thái cao. Nếu môi trường biển không được bảo vệ, nguy cơ suy giảm các hệ sinh thái này, kéo theo suy giảm các loài, số lượng sinh vật là không tránh khỏi.


- Xu hướng ô nhiễm môi trường biển


Chất thải từ các khu, cụm công nghiệp trong đất liền, chất thải trong hoạt động sản xuất nông nghiệp (thuốc BVTV, phân bón), hoạt động giao thông vận tải và du lịch biển là những hoạt động chủ yếu gây ô nhiễm biển. Ngoài ra, hoạt động nuôi cá lồng ven đảo Phú Quốc cũng gây ô nhiễm nặng môi trường nước biển ven bờ. Theo dự báo, tình trạng ô nhiễm nước biển ven bờ và suy giảm hệ sinh thái cỏ biển là điều dễ xảy ra tại các vùng biển Phú Quốc.




Xu hướng suy giảm nguồn nước ngầm khi làm du lịch ở Phú Quốc

Chủ Nhật, 12 tháng 10, 2014

Phú Quốc trước và sau khi phát triển dự án du lịch trọng điểm


Qua kết quả đối chiếu so sánh tại bảng trên ta nhận thấy: các quan điểm, mục tiêu tổng quát về nhiệm vụ bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của huyện Phú Quốc nhìn chung có sự phù hợp nhất định về những định hướng chung so với các quan điểm, mục tiêu về phát triển bền vững đất nước thể hiện trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X.Chỉ tiêu về cấp điện, nước của vùng được quy hoạch hầu như phù hợp với nghị quyết đề ra.


Chỉ tiêu về độ che phủ rừng của Huyện đặt ra thấp hơn (20-21% ) so với chỉ tiêu chung của cả nước (42 – 43%) và cao hơn chỉ tiêu của Tỉnh (13,5 – 14%.) tuy không đảm bảo phát triển bền vững nhưng vẫn đảm cho tìm năng du lịch sinh thái của huyện, bảo vệ môi trường huyện.


- Kết thúc2010:


Hoàn thành việc nâng cấp sân bay Phú Quốc hiện có; khởi công xây dựng các công trình hạ tầng chính (đường ô tô xuyên Đảo và cảng biển cho tàu khách), công trình cấp nước và một số công trình hạ tầng xã hội phục vụ nhu cầu trước mắt cho xây dựng Đảo.


Hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển; các quy hoạch xây dựng thành phố Phú Quốc, quy hoạch các khu du lịch và các quy hoạch chuyên ngành. Lập các dự án kêu gọi và thu hút đầu tư.


Tập trung đầu tư (cả vốn ngân sách và ngoài ngân sách) để hình thành những đường nét chủ yếu của một đảo du lịch. Xây dựng các khu du lịch, vui chơi giải trí, khách sạn cao cấp, trung tâm thương mại, các công trình dịch vụ tài chính, tàu biển, hàng hải, hải quan, xuất nhập cảnh. Nghiên cứu lập xong Dự án xây dựng sân bay Quốc tế mới, cảng, đường cao tốc.


-Giai đoạn 2011- 2020:


Hoàn thiện phát triển Đảo theo quy hoạch, bảo đảm yêu cầu du lịch chất lượng cao, đồng thời phát triển các loại dịch vụ và sản xuất khác để đưa kinh tế – xã hội của Đảo lên trình độ phát triển mới.


Xây dựng xong những hạng mục quan trọng của thành phố Phú Quốc.


Hoàn thành các cảng biển, các công trình cấp nước và các công trình dịch vụ công cộng cao cấp khác.


Hoàn thành các khu du lịch chất lượng cao, các trung tâm thương mại, giao dịch quốc tế…




Phú Quốc trước và sau khi phát triển dự án du lịch trọng điểm

Thứ Bảy, 11 tháng 10, 2014

Những tồn tại của vấn đề đầu tư phát triển du lịch

Bên cạnh những kết quả trên thì việc đầu tư vào ngành du lịch còn nhiều hạn chế nhất định. Yếu kém chung của ngành là còn thiếu sức cạnh tranh nhất là cạnh tranh quốc tế du hạn chế về trình độ khai thác tài nguyên, về môi trường du lịch, về cơ sở vật chất kỹ thuật, về trình độ xúc tiến đầu tư du lịch, về trình độ nguồn nhân lực, về kinh nghiệm quản lý và đặc biệt là về thiếu vốn đầu tư phát triển du lịch.


Thực trạng đầu tư cho thấy, phần lớn vốn đầu tư cho du lịch tập trung đầu tư vào cơ sở lưu trú, khách sạn, nhà hàng,trong khi đó nhu cầu của khách vào dịch vụ bổ sung ngày càng cao. Theo cơ cấu chi tiêu cho khách du lịch cho thấy rằng vấn đề chi tiêu cho dịch vụ lưu trú ăn uống ngày môt giảm, trong khi đó nhu cầu vui chơi giải trí đi thăm quan.. Theo số liệu thống kê lượng khách quốc tế quay lại Việt Nam chỉ là 10% -15%, nghĩa là cứ 10 khách du lịch đến Việt Nam thì chỉ có 1- 2 người quay trở lại. Lý do là vì họ không hài lòng về dịch vụ phục vụ bổ sung đi kèm. Như vậy, nếu tăng cường đầu tư vào dịch vụ bổ sung thì sẽ có một thị trường tương đối lớn của du khách quốc tế.


Việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cũng có nhiều bấp cập, nhiều công trình còn đầu tư kéo dài, không hoàn thành đúng tiến độ dự án vì công trình không cân đối đủ nguồn vốn (Ngân sách nhà nước chỉ chi một phần, địa phương không thể tự cân đối ngân sách được). Ngoài ra mức vốn ngân sách Nhà nước hàng năm hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng còn bị động, nhỏ giọt so với mức vốn yêu cầu. Đầu tư cho cơ sở hạ tầng còn dàn trải, kéo dài thời gian hoàn thành dự án, tăng khối nợ đối với các dự án chuyển tiếp và ảnh hưởng tới phát triển cơ sở hạ tầng du lịch theo mục tiêu nhằm tạo tính liên hoàn, liên kết giữa các vùng.



Những tồn tại của vấn đề đầu tư phát triển du lịch

Thứ Sáu, 10 tháng 10, 2014

Vai trò của phát triển du lịch sinh thái trong xây dựng nông thôn mới ở Kiên Giang

Thời gian qua, DLST góp phần quan trong trong việc làm thay đổi bộ mặt nông thôn, phát triển nhanh hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch và các lĩnh vực khác. Đến nay, hầu hết các khu du lịch đều có điện lưới quốc gia. Đến nay, tòan tỉnh có 88,72% hộ sử dụng điện lưới quốc gia lên 88,72%, hộ dùng điện phát máy, ắc quy 1,28%. Hộ chưa sử dụng điện là 10% (Riêng các khu du lịch sinh thái điện lưới quốc gia đã rộng khắp), hộ sử dụng nước sạch là 76,61%.


Phát triển DLST góp phần nâng cao trình độ dân trí để đáp ứng tốt nhu cầu của du khách. Hệ thống giáo dục – Đào tạo được mợ rộng. Hiện nay, toàn tỉnh có 46 trường mẩu giáo, 492 trường phổ thông, đã tiến hành xóa mù chử và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Toàn tỉnh có 4 trường cao đẳng, đại học với 378 giáo viên có hơn 2.550 sinh viên, 2 trường trung học chuyên nghiệp với hơn 280 giáo viên, và trên 5.082 sinh viên, hàng năm tốt nghiệp ra trường trên 2.000 sinh viên. Phối hợp với các trường đại học trên cả nước đào tạo chuyên ngành cho hàng nghìn sinh viên có trình độ đại học và cao đẳng. Các cơ sở đào tạo từng bước nâng cao chất lượng mở rộng qui mô, ngành nghề và loại hình đào tạo. Các cơ sở đào tạo từng bước nâng cao chất lượng mở rộng qui mô, ngành nghề và loại hình đào tạo. Đã nâng cấp trường Trung học Sư Phạm lễ trường Cao đẳng Sư Phạm, Trung học chuyên nghiệp thường xuyên lên Cao đẳng cộng đồng, Trường trung học kinh tế kỷ thuật, trường trung cấp nghề đã mở ra nhiều ngành đào tạo mới, hàng năm tuyển mới trên 4.000 học sinh, sinh viên thuộc 60 ngành nghề khác nhau. Cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường đáp ứng yêu cầu đào tạo trên nhiều lĩnh vực. Hàng năm, có trên 28% học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, tổ chức dạy nghề cho khoảng 15.000 người, giải quyết việc làm cho trên 20.000 người. Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức từ tỉnh đến cơ sở được đẩy mạnh, trong đó có đội ngũ lao động làm việc trực tiếp trong lĩnh vực du lịch. Với đội ngũ này, tạo cơ sở cho DLST phát triển.



Vai trò của phát triển du lịch sinh thái trong xây dựng nông thôn mới ở Kiên Giang

Thứ Năm, 9 tháng 10, 2014

Tài nguyên du lịch sinh thái ở Kiên Giang: Thị xã Hà Tiên

Thị xã Hà Tiên, huyện Kiên Lương và vùng phụ cận Hà Tiên


Là nơi tập trung nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng đã thu hút nhiều tao nhân mạc khách xa xưa đến đây để chiêm ngưỡng cảnh đẹp. Người xưa gọi là thập cảnh. Hòn Chông, Hòn Trẹm thuộc huyện Kiên Lương: có bãi biển, có Chùa Hang trong núi đá, hòn Phụ Tử chơi vơi ngoài biển. Phong cảnh ở đây rất nên thơ.


Hang Moso (Kiên Lương): cách Hòn Chông 5km có những hang dọc theo bở biển Hòn Chông với những miệng hang quay ra biển, bên trong rộng, huyền bí như: Hang Tiền, Giếng Tiên; ngoài biển còn có các quần đảo như: Hải tặc, Bà Lụa, và nhiều quần đảo đẹp khác. Du khách có thể bơi thuyền trong hang. Hòn Nghệ: Cách Hòn Chông 14 km, ở đây có làng chày, bãi tắm nhỏ, tượng phật Bà cao 25m và chùa hang Hoàng Long Đảo, đặc sản là Mít nghệ.


Quần đảo Bà Lụa: Nằm ngoài khơi Hòn Chông, có nhiều đảo lớn nhỏ, độ cao 100 m trở xuống, cách đất liền (Cảng Hòn Chông) 5 đến 6 km là nơi du thuyền từ đất liền đi tham quan các đảo rất lý tưởng. Ở đây, có bãi tắm đẹp, đặc biệt là bãi tắm trên đảo Hòn Heo (Kiên Hải). Trong tương lai nếu được đầu tư đúng mức quần đảo này sẽ trở thành khu DLST hấp dẫn.


Quần đảo Hải Tặc (Hà Tiên): Cách Mũi Nai 11 km, Cách Phú Quốc 40 km. Quần đảo này có 14 hòn đảo. Trên đảo có nhiều bãi tắm nhỏ, đẹp, có rừng, nhiều bãi san hô, ốc, xà cừ, ngọc trai,rất thuận lợi để phát triển DLST, đặc biệt là DLST biển. Đây là quần đảo giáp 2 nước Việt Nam và Campuchia. Chính những đặc điểm này, tạo ra cho vùng đất tỉnh Kiên Giang có một danh lam, thắng cảnh đẹp, đa dạng, di tích lịch sử nổi tiếng có thể phát triển DLST và kết hợp với các khu vui chơi giải trí, thể thao, nghỉ dưỡng và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù.



Tài nguyên du lịch sinh thái ở Kiên Giang: Thị xã Hà Tiên